Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các trường phái yoga và lợi ích của từng trường phái, hãy cùng Yogalink tham khảo và tìm cho mình một trường phái phù hợp nhất.
Tìm Hiểu Về Các Trường Phái Tập Yoga Phổ Biến Trên Thế Giới
Tìm hiểu về tất cả các thể loại Yoga phổ biến trên thế giới hiện nay-cách phân biệt và lợi ích của từng thể loại
Trải qua hàng ngàn năm phát triển, Yoga ngày nay trở nên đa dạng và được phân chia ra thành 14 thể loại Yoga khác nhau để phù hợp với thể trạng và nhu cầu của từng người.
Những bạn mới bắt đầu thường hay bị bối rối trong việc phân biệt và lựa chọn lớp Yoga cho mình, vì vậy hôm nay SaigonDance sẽ giới thiệu cho các bạn 14 thể loại Yoga đang phổ biến hiện nay nhé.
1/ Hatha Yoga
Hatha Yoga là tiền đề, nền tảng của tất cả các thể loại Yoga khác. Hatha Yoga loại Yoga nhẹ nhàng, phù hợp cho người mới bắt đầu hoặc những người đã thành thạo Yoga và muốn thư giãn. Tập Hatha Yoga bạn sẽ được tập những bài tập thể chất (được gọi chung là tư thế hay asana) nhằm lấy lại sự cân bằng cho cơ thể thông qua các động tác căng, giãn, luyện thở, kỹ thuật thư giãn và thiền.
Hatha Yoga là loại hình tập luyện Yoga phổ biến nhất ở các trung tâm và các lớp Yoga trong Sài Gòn hiện nay.
(*) Xem thêm: Những lưu ý khi tập luyện yoga tại nhà
2/ Iyengar Yoga
Được sáng tạo bởi B.K.S. Iyengar, loại hình Yoga này là tuyệt vời cho những người đang gặp những vấn đề về chấn thương. Iyengar nhấn mạnh vào chi tiết, sự chính xác và liên kết trong việc thực hiện các tư thế (asana) và kiểm soát hơi thở (pranayama)
Iyengar Yoga thường được tập kèm với các dụng cụ (như dây, gối tập, chăn,…) để hỗ trợ thực hiện các tư thế. Các dụng cụ cho phép học viên thực hiện các tư thế một cách chính xác, giảm thiểu nguy cơ chấn thương hoặc căng thẳng, phù hợp để tập ở mọi độ tuổi, đối tượng khác nhau.
Thường thì Iyengar Yoga sẽ cần giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết nên bạn chỉ nên theo học ở lớp có giới hạn số lượng học viên vừa phải, không đông quá.
3/ Kundalini Yoga
Trong yoga, “kundalini” đề cập đến như một nguồn năng lượng ngầm ở cột sống. Mục đích của Kundalini Yoga là đánh thức, khai thác và giải phóng năng lượng này.
Kundalini Yoga là một trong những loại hình Yoga bí ẩn nhất về các hoạt động tinh thần và thể chất. Nó tập trung vào hít thở, niệm chú, thiền và cử chỉ tay nên các bài tập hầu hết đều được thực hiện trong tư thế ngồi.
Kundalini yoga sẽ giúp phát triển trí óc, nhận thức và ý thức. Bạn không nên theo tập loại hình Yoga này nếu bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm hoàn toàn vật lý hoặc có những định kiến với thế giới tâm linh.
(*) Xem thêm các bài viết chia sẻ hay về Bài tập yoga
4/ Ashtanga Yoga
Còn được biết tới với cái tên: Power Yoga – là một loại hình yoga có cường độ tập luyện mãnh liệt, tốc độ nhanh với một chuỗi những động tác được tập theo trình tự sắp xếp đã được định sẵn.
Tập Ashtanga Yoa chủ yếu tập trung vào hơi thở, bandhas (khóa năng lượng), và drishti (điểm nhìn cố định), và các tư thế luôn nối tiếp không ngừng nghỉ. Mặc dù rất tốt nhưng Ashtanga Yoga không được khuyến khích tập nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có đủ sự dẻo dai và mạnh mẽ, thể chất không phù hợp với cường độ tập luyện mạnh và nhanh như vậy.
Ashtanga Yoga giúp điều chỉnh vóc dáng nhanh chóng, thon gọn vùng bụng và làm sạch cơ thể.
5/ Vinyasa Yoga
Theo tiếng Ấn Độ, từ “Vinyasa” có nghĩa là “kết nối”, từng chuyển động của bạn sẽ được kết hợp nhịp nhàng với hơi thở (hít vào, thở ra).
Vinyasa là một nhánh của Ashtanga Yoga nên các động tác cũng sẽ được tập theo nhịp độ nhanh và liên tiếp, tuy nhiên sẽ không có một quy tắc định sẵn hay chuỗi động tác đặc biệt nào trong lớp tập Vinyasa Yoga này. Các giáo viên có thể tư do sáng tạo và xây dựng một bài tập thiên về tinh thần nhiều hơn khi kết hợp giữa các bài tập thở, niệm chú (Om chanting) và thiền, một buổi tập Vinyasa Yoga cũng thường được kết thúc bằng tư thế nghỉ ngơi.
Các lớp Vinyasa sẽ rất thích hợp nếu bạn đang tìm một lớp có nhịp độ tập nhanh.và thích thay đổi các tư thế yoga thường xuyên.
6/ Bikram Yoga
Được tạo ra bởi chuyên gia Yoga: Bikram Choudhury, đặc điểm chính của loại hình Yoga này là sẽ phải tập luyện Yoga trong một căn phòng được làm nóng ở nhiệt độ trung bình khoảng 38 – 40 độ C và 40% độ ẩm.
Trong chuỗi 90 phút tập luyện sẽ có 26 tư thế cơ bản được thực hiện hai lần và hai bài tập thở. Tập luyện ở nhiệt độ này, chúng ta sẽ loại bỏ được độc tố, tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu và tăng tính linh hoạt của cơ bắp
Nhớ uống nhiều nước để bù lại sau khi tập Bikram Yoga nhé.
7/ Hot Yoga
Là thể loại Yoga khá tương đồng với Bikram Yoga, tuy nhiên bạn không bị giới hạn trong chuỗi 26 tư thế mà có thể tự do sáng tạo hơn.
Hot Yoga và Bikram Yoga rất thích hợp cho bạn nào thích được tập luyện thể thao trong tình trạng đẫm mồ hôi, giải phóng cơ thể.
8/ Kripalu Yoga
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại hình Yoga tâm linh thì bạn nên thử khám phá với Kripalu Yoga. Không cứng nhắc như những thể loại Yoga khác, Kripalu cho phép bạn sửa đổi các tư thế theo nhu cầu và thể chất của bạn.
Kripalu Yoga được sáng tạo và đặt tên bởi Amrit Desai vào những năm 1980, trong tiếng Ấn Độ, từ “kripalu” có nghĩa là “từ bi”.
Kripalu Yoga là một cách tuyệt vời để phát triển tâm trí, cơ thể và tinh thần của bạn trong sự hài hòa.
9/ Jivamukti Yoga
Jivamukti Yoga được cho là loại yoga tập luyện nhiều nhất trong số những người nổi tiếng. Thể loại Yoga này được tập luyện dựa trên cả 3 yếu tố: vật lý, đạo đức và tâm linh. Người theo tập Jivamukti Yoga thường là những người ủng hộ hoặc hoạt động tích cực ở các lĩnh vực: như bảo vệ quyền động vật, thuần chay, chủ nghĩa bảo vệ môi trường và các hoạt động xã hội và dựa trên năm nguyên lý chính: Shastra (thánh thư), Bhakti (cống hiến cho Thượng đế), Ahisa (bất bạo hành không gây hại), Nāda (lắng nghe tâm hồn, tụng kinh), và Dhyana (thiền định)
Được thành lập vào năm 1984 bởi Sharon Ganon và David Life. Jivamukti Yoga là sự kết hợp các phong cách và trình tự của Vinyasa Yoga kèm theo tụng kinh, thiền định, thư giãn sâu và kỹ thuật thở (pranayama).
10/ Yin Yoga
Yin Yoga là trường phái tập luyện Yoga chậm rãi và nhẹ nhàng do ông Paulie Zink – giáo viên Yoga và chuyên gia võ thuật phát triển. Với thể loại Yoga này, các tư thế tập luyện được giữ trong thời gian từ 45 giây đến 2 phút. Các chuyên gia tin rằng khoảng thời gian này sẽ tạo áp lực lên các mô liên kết, tăng sức dẻo dẻo, tăng cường tuần hoàn và hệ hô hấp. Giữ một tư thế trong thời gian dài đòi hỏi người tập phải có sự kiên trì và ý chí cao, tập trung vào hơi thở tương tự như cách tập thiền.
Yin Yoga thường được thực hành trong phòng có hệ thống sưởi để giúp cơ bắp của bạn trở nên đàn hồi hơn – điều kiện quan trọng giúp cơ thể giữ được động tác dẻo dai trong khoảng thời gian dài.
11/ Restorative Yoga
Như tên gọi của nó, Restorative Yoga (Yoga phục hồi) thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể, giúp cơ thể trẻ hóa và được thư giãn. Không giống như một chuỗi các động tác liên tục của nhiều thể loại Yoga khác, Restorative Yoga thường tập trung vào chỉ năm hoặc sáu tư thế. Mỗi tư thế thường được hỗ trợ với các đạo như như gối, dây tập, chăn,…giúp bạn hoàn thiện các tư thế mà không phải căng thẳng quá mức.
Nếu bạn đang đấu tranh với chứng mất ngủ, lo lắng, bệnh liên quan đến căng thẳng thì Restorative Yoga rất phù hợp với bạn.
12/ Prenatal Yoga
Là loại hình Yoga đặc biệt dành riêng cho các bà bầu hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai/ sanh đẻ,.. Với các động tác an toàn và kỹ năng thở hoàn toàn tập trung vào phần xương chậu, chân và lưng dưới, những bà mẹ tương lai chắc chắn sẽ yêu thích Prenatal Yoga vì nó giúp nâng cao sự dẻo dai của các cơ hỗ trợ nâng đỡ phần bụng ngày một to ra.
13/ Anusara Yoga
Anusara Yoga, hoặc “Yoga of the Heart” được thành lập bởi John Friend vào những năm 1990. Sau một vụ bê bối, John Friend từ chức lãnh đạo của Anusara Yoga vào năm 2012, tuy nhiên hiện tại vẫn có nhiều lớp Anusara Yoga được tập trên thế giới dù có thể không được mang tên gọi này nữa.
Sau vài lớp học Anusara Yoga, bạn sẽ cảm thấy tất cả những lợi ích tiêu biểu của việc thực thực hành asana (tư thế Yoga) thông thường, bao gồm gia tăng sức mạnh, giúp cơ thể linh hoạt và tâm hồn được điềm tĩnh, nhẹ nhàng hơn.
Trong Anusara Yoga, trọng tâm chính là việc kết nối cả 3 yếu tố: mind – body – heart (tâm hồn – cơ thể – trái tim). Trong khi tập bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để thực hiện động tác tốt hơn.
14/ Bizarre yoga trends (Các xu hướng Yoga kì lạ)
Ngoài 13 thể loại Yoga phổ biến trên, còn có rất nhiều những xu hướng Yoga kì lạ được sáng tạo và lan truyền trong một cộng động nhất định như:
Dog yoga: tập Yoga với thú cưng của mình.
Goat yoga: thay vì tập với chú chó đáng yêu/ vật nuôi và thành viên trong gia đình, bạn sẽ tập yoga cùng với một chú dê nhảy trên lưng mình với mục đích cảm nhận yêu thương từ những chú dê ấm áp và cảm thấy hạnh phúc hơn.
Naked yoga: tập Yoga trong tình trạng khỏa thân hoàn toàn. Thường phải là những người cực kỳ tự tin với cơ thể mình hoặc có tư tưởng sống phóng khoáng, thoải mái mới dám theo đuổi xu hướng Yoga này.
Beer yoga: nghe khá kì lạ đúng không? Nhưng thật ra Beer Yoga lại được đông đảo mọi người hưởng ứng nhất đấy. Hãy thử tập luyện Yoga cùng với loại bia yêu thích nhất của bạn để xem hiệu quả phấn khích mà nó mang lại nào.
Anti-gravity yoga: là xu hướng tập luyện Yoga trên không bằng một chiếc võng hoặc dải lụa treo từ trên cao xuống. Vài năm trở lại đây xu hướng tập Yoga này được khá nhiều người hưởng ứng và biết dưới tên gọi Việt Nam là Yoga bay hoăc Yoga trên không.
Tính trị liệu của Chuỗi cơ bản Ashtanga Yoga (Primary series)
Một nghiên cứu đầy ý nghĩa về chuỗi ashtanga cơ bản ( hay còn gọi là cikitsa vibhaga) và vai trò quan trọng của chuỗi này trong việc cải thiện sức khỏe như một nền tảng của yoga đối với một người luyện tập
Mục đích sau cùng của yoga là tiến tới trạng thái cao hơn về ý thức, nhưng công bằng mà nói nếu chúng ta không có một sức khỏe tốt và các hệ thống cơ quan trong cơ thể cân bằng không bệnh tật thì mục tiêu đó rất khó xảy ra. Vì thế, một trong những mục đích chính của việc tập luyện các tư thế (asana) hàng ngày, được coi như một liệu pháp cho nhiều tình trạng bệnh khác nhau có thể tác động đến trạng thái thể chất, tinh thần và cảm xúc. Khi tập luyện một cách đúng đắn, các tư thế (asanas) có thể chữa lành và khắc phục sự mất cân bằng và làm khỏe hệ thống cơ quan trong cơ thể, ổn định và khả năng phục hồi nhanh. Chính việc chữa bệnh và đem lại cho người tập trạng thái cân bằng đã giúp chúng ta có thể tiến bộ trên con đường yoga. Khái niệm này là trọng tâm giảng dạy của Pattabhi Jois, được ông giải thích trong cuốn sách Yoga Mala của mình: “Sức mạnh thể chất, sức mạnh tinh thần, và sức mạnh của các giác quan — tất cả những điều này đều rất quan trọng. Không có những điều này, con người không thể đạt tới được một sức mạnh tâm linh … thân và tâm luôn được liên kết với không thể tách rời. Nếu cơ thể vật lý hoặc cơ quan cảm giác trải nghiệm niềm vui và đau đớn, thì tâm trí chúng ta cũng sẽ trải nghiệm chúng … để học cách đạt được sự tập trung như vậy cơ thể trước tiên phải được thanh lọc và sau đó phát triển sức mạnh tinh thần. Phương pháp thanh lọc và tăng cường sức mạnh cơ thể vật lý được gọi là các āsana hay tập luyện các động tác… ”(trang 34, tài liệu tiếng Anh tái bản lần thứ 2 năm 2000, được xuất bản bởi Eddie Stern /Patanjali Yoga Shala).
Jois đã gọi chuỗi Ashtanga yoga căn bản là “roga cikitsa” có nghĩa là điều trị bệnh và “cikitsa vibhaga” có nghĩa là phần trị liệu. Mặc dù trường phái Ashtanga về bản chất nói chung là trị liệu, và chuỗi Ashtanga căn bản đặc biệt tập trung vào liệu pháp chữa lành như một sự chuẩn bị cho sadhana yoga (hay tantra yoga). Thật vậy, chuỗi cơ bản chính là liệu pháp cho tất cả mọi người, ngay cả đối với những người có sức khỏe tốt vì nó không những chữa khỏi bệnh mà còn giúp duy trì và hồi phục các hệ thống cơ quan trong cơ thể ở mọi cấp độ.
Chính xác Cikitsa Vibhaga là gì?
Chuỗi căn bản (primary series) được đặt tiêu đề là cikitsā vibhāga, chỉ ra rằng mục đích chính là trị liệu bệnh, đặc biệt được thiết kế để hồi phục, trẻ hóa và tăng cường hệ thống cơ quan trong cơ thể cho mục đích tập yoga. Khi phân tích chuỗi căn bản trong các thuật ngữ này, chúng ta có thể xác định một số mức độ trị liệu khác nhau. Thứ nhất, từng asana riêng lẻ đều có những lợi ích cụ thể. Một vài tư thế có hiệu quả trong điều trị hoặc ngăn ngừa một số bệnh nhất định, chẳng hạn như Janusirsana A, B và C, có tác dụng chữa bệnh và phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh tiểu đường. Một số động tác lại làm tăng cường và hồi phục các cơ quan nội tạng cụ thể hoặc hệ thống miễn dịch. Ví dụ, các biến thể của paścimatānāsana làm tăng sức mạnh yếu tố lửa trong tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn và tiêu diệt các độc tố đưa vào cơ thể. Những động tác khác có hiệu quả về định tuyến (như Tiryanmukha ekapada pascimatanasana giúp điều chỉnh cơ thể và có thể hữu ích trong điều trị đau thần kinh tọa) và thanh lọc (Maricasanas A, B, C và D có hiệu quả riêng rẽ và toàn phần liên quan đến thanh lọc túi mật và ruột già cũng như một số vài phương pháp trị liệu khác.)
Trong chuỗi căn bản này cũng tập trung mạnh vào định tuyến hay chỉnh sửa lại hệ cơ xương và làm săn chắc các cơ ở vùng bụng dưới và xương chậu, điều này rất quan trọng trong việc thiết lập kỹ thuật thở đúng. Các tư thế khác của chuỗi căn bản có nhiều lợi ích cho các cơ quan sinh sản, thận, thực quản, tim, phổi và các bệnh như hen suyễn. Pattabhi Jois đã đưa ra những lợi ích của tất cả các āsanas của chuỗi căn bản trong Yoga Māla cũng như những lợi ích của chuỗi chào mặt trời Suryanamaskaras, chuỗi tư thế đứng, và chuỗi kết thúc — được tập luyện chung cho tất cả các chuỗi trong Ashtanga.
Liệu pháp thứ hai là thứ tự và nhóm các asanas, mang lại sự biến đổi dần dần của toàn bộ hệ thống cơ quan trong cơ thể. Có một quá trình thanh lọc lần lượt các hệ thống cơ quan bắt đầu với các tư thế làm tăng cường sức mạnh của hệ tiêu hóa, đó là nền tảng cho sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Khi những chuỗi động tác được học từ từ, từng bước theo thứ tự thích hợp, mỗi asana chuẩn bị cho học viên ở cả mức độ về cơ thể vật lý và trao đổi chất cho tư thế tiếp theo. Mỗi asana, hay nhóm asana có liên quan, mở ra và là tiền đề cho asana kế tiếp. Những chuỗi động tác nên được học dần dần, một tư thế nên được thực hành tại một thời điểm nhất định, cho phép quá trình trị liệu diễn ra một cách rõ ràng và chính thức.